Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, việc đều thuộc khu vực châu Á, các quốc gia như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan,… sẽ có những nét tương đồng nhất định trong trong phong tục, tập quán. Trong bài viết này, Giải Pháp Du Học sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hoá giao tiếp của người Đài Loan trước khi đặt chân đến đất nước này.
Ngôn ngữ ở Đài Loan
Việc đầu tiên để bắt đầu một cuộc hội thoại là phải biết được người đối diện sử dụng ngôn ngữ gì. Ở Đài Loan, tiếng Trung Quốc được sử dụng rộng rãi hơn cả và được xem là quốc ngữ.
Ngoài ra, một số ít người ở Đài Loan vẫn sử dụng tiếng Mẫn Nam (Phúc Kiến) và tiếng Cao Sơn hay thổ ngữ Hakka. Tiếp theo chúng ta cùng đi tìm hiểu về văn hoá giao tiếp của người Đài Loan.
7 quy tắc trong văn hoá giao tiếp của người Đài Loan
1. Văn hoá giao tiếp của người Đài Loan – Gặp gỡ và chào hỏi
Một cái gật đầu hoặc một cái cúi đầu nhẹ được coi là lịch sự trong văn hoá giao tiếp của người Đài Loan. Những cái bắt tay thường được dùng trong các cuộc gặp gỡ có tính trang trọng hơn.
Tuy nhiên không giống các nước phương Tây, ở Đài Loan, mọi người thường bắt tay một cách nhẹ nhàng chứ không nắm quá chặt. Và khi một người đàn ông bắt tay cùng một người phụ nữ thì thường người phụ nữ sẽ đưa tay ra trước.
2. Văn hoá giao tiếp của người Đài Loan – Lời giới thiệu, xưng hô
Giới thiệu là một việc làm quan trọng. Tuy nhiên người Đài Loan thường không tự giới thiệu bản thân. Thay vào đó, họ nhờ một người thứ ba giới thiệu. Tại một bữa tiệc hoặc cuộc họp kinh doanh, hãy đợi để được người dẫn chương trình giới thiệu.
Ngoài ra, trong giao tiếp, người Đài Loan thường gọi nhau kèm theo chức danh để thể hiện sự tôn trọng. Ví dụ “giám đốc Lee”, “phó giám đốc Trình”, tránh gọi nhau bằng tên riêng trừ khi là mối quan hệ thân thiết.
3.Văn hoá giao tiếp của người Đài Loan – Ngôn ngữ cơ thể
Ở Đài Loan cần tránh chạm vào cơ thể nhau ở những nơi công cộng. Đặc biệt, trong văn hoá giao tiếp của người Đài Loan việc chạm vào trẻ sơ sinh là điều tối kỵ, nhất là trên đỉnh đầu.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng không bao giờ sử dụng chân của bạn để di chuyển một vật nào đó vì bàn chân được coi là thứ bẩn thỉu ở đất nước này.
Việc chỉ tay vào người khác cũng được xem là thô lỗ. Kể cả vòng tay qua vai người khác hay nháy mắt cũng được người dân ở đất nước này xem là bất lịch sự.
4. Văn hoá giao tiếp của người Đài Loan – Cách ăn mặc
Người Đài Loan rất xem trọng việc ăn mặc. Ăn mặc chỉn chu thể hiện bạn tôn trọng người khác và bạn là một người lịch sự. Ở Đài Loan, trang phục nên tránh màu đen, đỏ, trắng. Vì màu trắng thể hiện cho sự tang tóc, màu đỏ chỉ nên mặc trong những dịp đặc biệt.
Đàn ông nên mặc vest và thắt cà vạt để thể hiện sự trang trọng. Trong các cuộc họp, những người đàn ông Đài Loan thường cởi bỏ áo khoác. Bên cạnh đó, phụ nữ nên mặc những bộ quần áo màu xanh lam hoặc xám, áo dài, quần âu, áo cánh và váy.
5. Văn hóa tặng quà của người Đài Loan
Việc tặng quà là một cách cư xử bình thường trong văn hoá giao tiếp của người Đài Loan. Những món quà sẽ giúp mối quan hệ phát triển tốt hơn, đồng thời thể hiện sự lịch sự của bản thân.
Tuy nhiên, cần tránh tặng các món quà như: đồng hồ, khăn tay, hoa cúc, hoa màu trắng, dao kéo,… vì những thứ này đều đại diện cho sự chia ly, thất bác.
Khi tặng và nhận quà nên dùng cả hai tay để thể hiện sự tôn trọng người đối diện. Sau khi nhận quà không được mở ngay trước mặt người tặng. Trong phong tục của người Đài Loan, sau khi nhận một món quà thì người nhận phải đáp lại bằng một món quà có giá trị tương đương.
6. Cách hành xử trong những bữa tiệc
Ở Đài Loan, những bữa tiệc là điều thường xuyên diễn ra. Để tránh trở thành một người bất lịch sự trong những bữa tiệc tại cơ quan hay cùng bạn bè thì bạn cần nắm chắc các quy tắc sau.
Khi ăn, bạn nên tránh việc gõ đũa vào bát và cũng không nên cắm đũa vào bát cơm. Theo quan niệm người Đài Loan, việc cắm đũa vào bát cơm là hình thức cúng bái.
Ngoài ra, rượu cũng rất được người Đài Loan ưa chuộng. Trong bữa tiệc bạn nên rót rượu mời đối tác, rượu cần được rót đầy để bày tỏ sự tôn trọng. Nếu tại bữa tiệc không có nhân viên phục vụ cấp dưới sẽ rót rượu mời cấp trên và người nam sẽ rót rượu mời người nữ.
Việc đến đúng giờ trong các bữa tiệc cũng được người Đài Loan coi trọng. Nếu có thể hãy đến sớm hơn thời gian diễn ra tổ chức bữa tiệc, tránh đến trễ khiến người khác phải chờ đợi.
7. Đối đãi với người lớn tuổi
Trong văn hoá giao tiếp của người Đài Loan, người lớn tuổi rất được coi trọng. Bạn cần giữ cửa nếu theo sau là một người lớn tuổi. Ngoài ra, bạn cũng cần đứng dậy khi người già bước vào phòng để thể hiện sự kính trọng.
Trên những phương tiện công cộng, người trẻ tuổi sẽ nhường ghế cho những người lớn tuổi hơn.
Lời kết
Do ở khu vực châu Á và chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung quốc. Văn hoá giao tiếp của người Đài Loan đề cao những lễ nghi mang tính truyền thống. Việc nắm rõ được các quy tắc ứng xử trong văn hóa của Đài Loan sẽ giúp bạn phần nào tránh được các rắc rối hàng ngày và trở thành một người lịch sự trong mắt người khác.
Liên hệ Gate Future
- Hotline: 0368 848 339 – 0869 098 339
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: 233 Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- TP. Thủ Đức: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tây Ninh: Số 35 ấp Long Mỹ, phường Long Thành Bắc, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
- Đồng Tháp: 19, Đặng Văn Bình, P. 1, Thành phố Cao Lãnh, T. Đồng Tháp.
- Website: https://gf.edu.vn/
Xem thêm