Một điều bạn phải xác định là bản thân sẽ phải đối diện với những khó khăn khi lựa chọn con đường du học tại Nhật. Các bạn trẻ cần có quyết tâm, bản lĩnh và kiến thức để tránh va vào những cạm bẫy của du học Nhật Bản. Hy vọng những thông tin sau sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống du học sắp tới và hạn chế phạm phải những cám dỗ đầy nguy hiểm.
Những cạm bẫy của du học Nhật Bản bạn cần tránh
Quá sa đà vào việc làm thêm
Đây có lẽ là một trong những cạm bẫy của du học Nhật Bản phổ biến nhất. Tại sao việc đi làm thêm lại trở thành cạm bẫy? Nguyên nhân cho việc này bắt nguồn từ việc các trường hợp du học Nhật thường là những bạn có tuổi đời rất trẻ.
Các bạn chỉ mới tốt nghiệp cấp 3, điều kiện gia đình lại không quá khá giả nên muốn đi du học để đổi đời. Do vậy ngoài giờ học, các bạn thường đi làm thêm tranh thủ có khoản phụ cấp giúp trang trải chi phí học tập và sinh hoạt.
Tuy nhiên mức lương làm thêm tại Nhật lại rất cao so với mức lương làm thêm ở Việt Nam quả là khác biệt lớn. Nhờ mức lương “khủng” kiếm được khi tuổi đời còn nhỏ, các bạn chọn cách làm thêm đến kiệt sức để có tiền gửi về phụ giúp gia đình. Nhiều trường hợp còn trốn học hoặc bỏ học chỉ để đi làm thêm.
Hệ luỵ của tình trạng làm thêm quá nhiều là sức khoẻ cạn kiệt, kết quả học tập sa sút. Khi nhà trường phát hiện, các bạn không chỉ không thể ra trường mà thậm chí còn bị trục xuất về nước.
Xin diện visa tị nạn để đi làm thêm
Cũng là một hình thức phổ biến với những cạm bẫy của du học Nhật Bản. Các bạn trẻ thường không đứng vững trước cám dỗ của mức lương làm thêm hấp dẫn. Dưới sự rủ rê cám dỗ của người quen, các bạn đã xin nghỉ học, xin visa tị nạn để đi làm thêm. Khi bị phát hiện, nhiều người bị bắt vì xin visa tị nạn trái phép hoặc nặng hơn sẽ bị trục xuất về nước.
Lừa đảo thông tin khi mua điện thoại
Các bạn trẻ mới sang Nhật Bản phải hết sức chú ý ở trường hợp này. Khi mới sang đất nước mới, các bạn mong muốn có điện thoại để liên lạc với gia đình. Vì còn nhỏ nên thường các em sẽ dễ dàng tin tưởng người khác cộng thêm năng lực tiếng Nhật chưa thành thạo.
Kết quả là nhiều đối tượng lừa đảo đã lấy thông tin các em đi đăng ký điện thoại cho nhiều điện thoại khác nhau. Đến cuối tháng, các em đã phải thanh toán số tiền điện thoại cho hàng loạt điện thoại khác nhau. Số tiền quá lớn khiến các em không đủ khả năng thanh toán, phải về nước để trốn nợ.
Tương tự cũng là trường hợp tiền thuê nhà, nhiều kẻ xấu lợi dụng các em còn nhỏ nên cho thuê nhà với giá cao để trục lợi.
Xem thêm: Đi du học Nhật Bản có tốt không? – Thông tin mới nhất 2023
Cám dỗ về tình cảm
Khi đi học xa nhà, thứ thiếu thốn nhất chính là thiếu thốn về tình cảm, những sự quan tâm gần gũi từ người thân bạn bè. Chính vì vậy, du học sinh thường xuyên mềm lòng chọn cách sống thử với nhau khi còn đi học.
Hậu quả là nhiều trường hợp bỏ bê học hành, các bạn nữ có thai ngoài ý muốn, tổn thương khi chia tay,…Thậm chí nhiều trường hợp còn bị lợi dụng lòng tin, trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Tham gia vào các tệ nạn xã hội
Những cạm bẫy của du học Nhật Bản thường được bàn tán chính là tình trạng du học sinh sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Sống một mình tại Nhật khiến các bạn du học sinh tìm kiếm đến nhau để kết bạn trò chuyện chia sẻ. Vô tình lại bị các đối tượng xấu rủ rê vào các tệ nạn xã hội. Đến khi bị cuốn sâu vào những cám dỗ này, các bạn sẽ bị trục xuất khỏi Nhật Bản.
Trộm cắp vặt tại siêu thị, cửa hàng, trốn vé tàu
Các cửa hàng, siêu thị tại Nhật Bản hầu như không có nhân viên trông coi đồ. Vậy nên việc trộm cắp tại những nơi như thế này lại quá dễ dàng nên nhiều em đã nảy sinh lòng tham tức thời.
Tương tự, đi tàu điện nhưng không có ai kiểm tra soát vé vì người Nhật thường tự giác việc mua vé tàu. Nhiều em cũng lợi dụng việc này để trốn vé nhằm tiết kiệm chi phí. Và hậu quả cũng đoán được là các bạn bị kỷ luật, bị bắt hoặc nặng hơn là bị cho về nước.
Buôn bán đồ trộm cắp được
Những hành vi trộm cắp khi chưa bị phát giác sẽ được các bạn sa vào những cạm bẫy của du học Nhật Bản chọn đem đi bán kiếm lợi nhuận. Khi người trộm đồ bị bắt, cảnh sát sẽ bắt luôn cả những người tiếp tay buôn bán, trao đổi mặt hàng đó. Các bạn trẻ đừng vì một chút lợi nhuận trước mắt mà đánh đổi tương lai của mình nhé.
Xem thêm: Cập nhật một số điều luật du học Nhật Bản mới nhất 2023
Gây gổ đánh nhau
Không ít trường hợp các bạn trẻ đi làm thêm gặp xích mích với chủ quán hoặc khách hàng. Sự khác biệt về văn hoá, cách cư xử cùng nhiều nguyên nhân khác khiến các em có hiềm khích với các bạn khác. Các bạn trẻ cần giữ bình tĩnh, không nên đánh nhau vì nếu vi phạm sẽ bị đuổi về nước.
Cám dỗ về vật chất
Tuổi mới lớn thường thích thể hiện bản thân hoặc đơn giản là muốn được sở hữu những món đồ giá trị. Các bạn mới sang Nhật dễ cảm thấy cuốn hút bởi những chiếc điện thoại đắt tiền, món đồ xa xỉ khác. Các bạn chấp nhận vay nợ ngân hàng để sở hữu những món đồ này mà không xem xét điều kiện tài chính có phù hợp hay không.
Tham khảo: Thông tin du học Nhật Bản ngành Báo chí từ A đến Z, TẠI ĐÂY
Lời kết
Hy vọng những thông tin được Giải Pháp Du Học chia sẻ phía trên sẽ giúp các bạn chuẩn bị du học sẽ tỉnh táo trước những cạm bẫy của du học Nhật Bản. Hãy suy nghĩ về tương lai để quyết định thật kỹ hành động ngày hôm nay các bạn nhé!