Văn hoá trà đạo Nhật Bản là một truyền thống từ thời xa xưa của người Nhật Bản. Một buổi trà đạo sẽ giúp cho bạn cảm giác thư thái và nhẹ nhàng.
Hương thơm đến từ các lá trà và cách thực hiện một buổi trà đạo sẽ cho bạn học hỏi thêm nhiều điều và quan trọng là thưởng thức vị trà ngọt ngào trong hậu vị. Cùng Giải pháp du học tìm hiểu về văn hoá trà đạo Nhật Bản nhé!
Trà đạo Nhật Bản là gì?
Trà đạo Nhật Bản được biết đến giống như một bộ môn nghệ thuật trong văn hoá truyền thống của xứ Phù Tang. Bộ môn trà đạo được bắt đầu vào những năm cuối thế kỷ mười hai.
Văn hoá trà đạo Nhật Bản không chỉ dừng lại ở việc pha trà và nhâm nhi chén trà. Nó có phải tuân theo những quy tắc nhất định, tách trà cho ta thấy sự thư thái.
Nguồn gốc bắt nguồn từ một nhà cao tăng tên là Eisai của Nhật đi sang nước Trung Quốc nhầm học vấn đạo. Sau đấy, ông đem về một số loại trà về trồng trong sân chùa. Sau đó, ông đã viết một quyển “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” ghi lại tất cả cách thưởng thức trà và thú vui dùng trà.
Dần dần công dụng giúp tạo sự thoải mái và thư giản cùng với hương vị đặc trưng của lá trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật Bản. Văn hoá trà đạo Nhật Bản đã kết hợp cùng với “Thiền” trong Phật giáo, nâng cao giá trị và tính nghệ thuật và sau cùng đã hình thành nên văn hoá trà đạo Nhật Bản.
Xem thêm: Phong tục Tết Nguyên Tiêu ở Đài Loan có gì đặc sắc thu hút hàng triệu người dân?
Những nguyên tắc trong văn hoá trà đạo Nhật Bản
Trong văn hoá trà đạo Nhật Bản gồm có bốn nguyên tắc. Bốn nguyên tắc tạo nên sự riêng biệt bao gồm:
- Hoà: hoà trong hoà hợp, nó là sự kết hợp giữa con người cùng với thiên nhiên; người pha cùng với người uống cũng như các dụng cụ pha chế. Chúng tạo nên sự liên kết dường như cảm nhận được sự thanh thoát trong từng hành động và ý niệm của người pha và người uống.
- Kính: là thể hiện sự kính trọng đối với mọi vật, con người xung quanh. Cũng như thể hiện sự tôn trọng người đã mang đến cho ta tách trà hảo hạng.
- Thanh: thanh trong thanh khiết, nó cho biết sự thanh tịnh trong tất cả sự vật và sự việc diễn ra xung quanh ta. Qua chén trà, nó cũng nói ta biết sự khiêm nhường trong mỗi con người chúng ta.
- Tịch: tịch trong tịch lặng, nó giúp ta mang đến sự an yên trong lòng. Cũng như là trong lòng cảm giác hạnh phúc, chén trà mang đến sự tịnh tâm.
Những đạo cụ pha chế trong văn hoá trà đạo Nhật Bản
Trong văn hoá trà đạo Nhật Bản, người ta sẽ sử dụng những đạo cụ pha chế gồm:
- Trà: Trà sẽ được tuỳ theo hệ phái mà nó có sự khác biệt. Nhưng người ta sẽ thường dùng Matcha (trà bột), người ta sẽ được hái những lá trà non.
- Sau khi hái người ta rửa và đem đi phơi cho ráo và xay nhuyễn thành bột tạo thành Matcha. Khi uống bột trà sẽ được đánh tan với nước sôi.
- Nếu dùng trà nguyên lá thì chúng ta sẽ mang lá trà nguyên đi phơi khô. Xong sẽ cho vào bình trà lấy nước và bỏ lá trà đi, nước trà sẽ cho ra một màu vàng tươi hoặc là xanh nhẹ.
- Nước pha trà: Trong văn hoá trà đạo Nhật Bản, người ta dùng nước từ chảy từ suối, nước mưa qua sự tinh lọc cẩn thận.
- Ấm nước: Âm được dùng để đun sôi nước pha trà, ấm nước sẽ được dùng bằng đồng thau nguyên chất nhầm để giữ độ nóng liên tục.
- Lò nấu nước: Bếp được làm bằng đồng và dùng than để nấu. Nhưng do thời đại thay đổi và công nghệ cũng đã phát triển, giờ đây họ đã dùng bếp điện để bên trong lò đồng.
- Hủ đựng nước: Nó được dùng để đựng nước lạnh khi pha trà.
- Chén trà: Văn hoá trà đạo Nhật Bản họ chỉnh cho phép chén trà dùng bằng men, gia công tỉ mỉ, công phu. Mỗi chén trà sẽ có những họa tiết độc đáo riêng của chúng. Vì vậy trong một buổi trà đạo sẽ không có hai chén trà giống nhau.
Thường các chén trà được gia công theo bốn mùa
- Xuân: Chén có hoa văn mùa xuân và cây hoa anh đào.
- Hạ: Vì là mùa nóng nên chén trà có độ cao thấp hơn so với bình thường để dễ thoát hơi hơn.
- Thu: Khá giống chén mùa xuân nhưng có là hoa văn lá phong và lá momizi.
- Đông: Mùa lạnh nên chén có độ cao cao hơn so với bình thường và chúng khá dày.
Xem thêm: Trang phục Kimono Nhật Bản – Nét đẹp truyền thống của người Nhật
Các đạo cụ pha trà trong văn hoá trà đạo Nhật Bản
- Kensui: Chậu đựng nước rửa chén trà, cũng làm bằng men và to hơn chén trà một tí.
- Lọ đựng trà: theo văn hoá trà đạo Nhật Bản, lọ đựng trà bột có rất nhiều hoạ tiết trên đó. Thường ta thấy sẽ là hình tre, trúc, hoa anh đào, …
- Khăn fukusa: Khăn lau hủ và lọ trà cùng với muỗng pha trà.
- Khăn chakin: Khăn lau chén khi pha.
- Khăn kobukusa: Khăn dùng để kê chén trà khi đem trà cho khách.
- Muỗng múc trà: Chiếc muỗng bằng tre dài và đầu được uống cong để múc trà.
- Gáo múc nước: Theo văn hoá trà đạo Nhật Bản, chiếc gáo nhỏ bằng tre múc nước từ trong ấm nước, hủ đựng nước ra chén trà.
- Cây đánh trà: Nó dùng để hoà tan trà với nước sôi, được làm bằng tre.
- Bình trà: dùng để pha trà lá.
- Tách trà nhỏ: Nó có công dụng để uống trà lá.
- Bánh ngọt: Dùng bánh trước khi thưởng thức trà sẽ làm cho khách cảm nhận hương vị đậm đà của trà.
Nghi thức thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Khi tham gia vào văn hoá trà đạo Nhật Bản, quan trọng nhất là nghi thức thưởng thức trà đạo.
- Bước đầu: Bước đầu tiên ta sẽ pha trà với nhiệt độ vừa phải không quá sôi sẽ làm mất hương vị trà.
- Bước thứ hai: lLm ấm các dụng cụ đựng trà bằng nước sôi. Ta sẽ trụng các dụng cụ qua nước sôi một lần. Và sau khi uống chén trà đầu tiên xong sẽ lại làm ấm lần nữa.
- Bước thứ ba: Ta sẽ múc trà bằng muỗng tre. Lưu ý rằng chỉ được múc vòng tròn của hủ không được múc ở giữa hủ đựng trà.
- Bước thứ tư: Trong văn hoá trà đạo Nhật Bản, bước này rất quan trọng. Người pha trà sẽ phải biết ước chừng lượng nước được cho vào bình trà.
- Người pha cho đúng lượng nước để rót trà đủ cho số chén trà hiện có. Nếu sai sót sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp.
- Bước thứ năm: Ta phải hoà tan bột trà theo chiều từ ngoài vào trong, đánh đến khi nước nổi bọt và dùng cây đánh đảo lại một lần nữa đẻ bọt tan.
- Bước thứ sáu: Trong văn hoá trà đạo Nhật Bản, sau khi trải qua các bước ta sẽ tới bước thưởng thức chén trà thơm. Nhưng hãy khoan đã, chúng ta sẽ phải ăn một viên kẹo hoặc một miếng bánh.
- Sau đó ta để chén trà lên tay và xoay ba vòng từ trái sang phải rồi uống một lượng vừa phải, lau cạnh chén trà và chạm rồi truyền cho người phía sau.
Xem thêm: https://giaiphapduhoc.com/van-hoa-giao-tiep-cua-nguoi-dai-loan/
Lời kết
Bạn nghĩ như thế nào về văn hoá trà đạo Nhật Bản? Nó là một trong những truyền thống cổ xưa của người xứ Phù Tang này, nó cũng coi là một văn hoá cũng như nghệ thuật của người Nhật.
Mong rằng Giải pháp du học đã cung cấp kiến thức, về một trong những văn hoá và nghệ thuật của người Nhật, giúp bạn hiểu thêm về đất nước mặt trời mọc này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!