Nét Văn Hóa

Văn hoá kim chi Hàn Quốc – Nét văn hoá truyền thống lâu đời xứ Hàn

Kim chi là món ăn không còn xa lạ với chúng ta, nhất là đối với người Hàn Quốc.  Chính nhờ món ăn này mà Hàn Quốc còn có tên gọi khác là xứ sở kim chi. Văn hoá kim chi Hàn Quốc (Kimjang) là một trong những di sản văn hoá phi vật thể. Hãy cùng Giải pháp du học tìm hiểu món ăn đặc biệt này nhé.

văn hóa kim chi của hàn quốc

Kim chi là gì?

Kim chi chính là món ăn từ rau củ được muối lên men, rất nhiều loại rau có thể sử dụng làm kim chi như dưa leo, cải thảo, củ cải,… Cái tên Kimjang được gọi là quá trình muối kim chi, Kimjang là văn hoá kim chi Hàn Quốc.

Để chuẩn bị cho một mùa đông lạnh lẽo kéo dài thì kim chi chính là món ăn dự trữ. 

nét văn hóa truyền thống

Vào cuối màu thu tất cả các phụ nữ ở Hàn Quốc quây quần bên nhau làm kim chi đây chính là văn hoá kim chi Hàn Quốc. Kim chi được làm xong sẽ được phân chia làm thức ăn dự trữ cho mùa đông sắp tới. Nhờ vậy tinh thần đoàn kết dựa vào món ăn này.

Lịch sử của văn hoá kim chi Hàn Quốc

Theo nhiều lời kể văn hoá kim chi Hàn Quốc được xuất hiện vào thời kì đồ đồng trên bán đảo Triều Tiên. Đã có nhiều di tích tìm thấy sự tồn tại của rau hay các hủ đựng những vì nó đã rất lâu đời nên không thể chắc chắn được văn hoá kim chi Hàn Quốc đã ra đời từ lúc này. 

Vào khoảng thế kỷ thứ 10, đã bắt đầu xuất hiện văn bản miêu tả kim chi. Lúc này thì kim chi đã được đề cập đến trong sách “Đông quốc lý tương quốc tập”.

Trong sách này có câu “Củ cải muối ăn trong ba tháng hè rất tốt và Kim chi ngâm muối có thể là món ăn trong suốt mùa đông”.

văn hóa kim chi hàn quốc

Trong một khoảng thời gian thì kim chi chỉ là thực phẩm ngâm muối, không có thêm bất kì một gia vị nào được cho vào. Nhưng từ thế kỷ 12 trở đi món ăn kim chi này đã được biến tấu bằng cách cho thêm các gia vị khác như hành, tỏi, cải thảo,…

Vào khoảng thế kỷ 15 kim chi mới được cho thêm ớt bột và đây được xem như là một gia vị chính thức có trong kim chi.

Muối kim chi xuất hiện tiếp theo ở cuốn “Đông quốc tuế thì kí” vào thế kỷ 19. Ở cuốn sách này người viết có cập nhật đến phong tục tập quán của người Hàn vào thời ấy.

Trong cuốn sách này có đoạn nói “ Ở Seoul người ta làm kim chi bằng củ cải, cải thảo, tỏi, ớt, muối tất cả các nguyên liệu này sẽ được muối và để trong vại.

Trong năm có hai việc làm rất quan trọng đó là làm tương vào mùa hè và làm kim chi vào mùa đông”.

Xem thêm: Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc – Sức hút đặc trưng các món ăn xứ Hàn

Các giai đoạn làm kim chi

Văn hoá kim chi Hàn Quốc trong năm không có ngày nào diễn ra việc làm kim chi cụ thể, nhưng theo kinh nghiệm và truyền thống thì kim chi sẽ được làm vào cuối thu chuyển sang đông. Việc muối kim chi cần chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu và sẽ được chia theo các mùa.

văn hóa truyền thống lâu đời

Vào mùa xuân thì sẽ chuẩn bị tôm, cá cơm, hải sản đem đi ướp muối lên men. Tiếp theo là đến mùa hè là mùa để mua muối và sấy khô ớt đỏ rồi đem đi nghiền. Vì có nguyên do nên cần phải chuẩn bị nguyên liệu trước từ lâu như vậy.

Văn hoá làm kim chi Hàn Quốc đã có từ lâu đời, mỗi lần làm không phải chỉ cho một gia đình mà là cho cả xóm giềng. Với mục đích mỗi gia đình đều có kim chi để ăn qua mùa đông.

Văn hoá làm kim chi Hàn Quốc sau khâu chuẩn bị nguyên liệu thì các chị em phụ nữ của làng sẽ tập hợp với nhau để làm kim chi. Việc làm kim chi sẽ được chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Bước đầu tiên chính là ngâm và rửa sạch bắp cải và để cho thật ráo nước. 
  • Bước thứ 2 sẽ chuẩn bị các nguyên liệu để trộn với cải thảo như tỏi, ớt,…
  • Bước cuối cùng chính là vạch từng lá cải thảo và cho gia vị đã trộn lên, bỏ vào hủ hoặc chum vại đem chôn dưới đất để bảo quản kim chi.

Lúc này cải thảo sẽ lên mang cùng với các gia vị và tạo ra món kim chi với hương vị vô cùng tuyệt vời đây chính là văn hoá kim chi Hàn Quốc.

Mỗi loại kim chi sẽ có thời gian và cách bảo quản khác nhau nên sẽ lựa từng loại hủ và chum vại khác nhau. Một số loại thường dùng sẽ có tên là dok, jangdokdae, hangari, bataenggi.

Đối với cách muối kim chi ngày này vẫn giữ nét truyền thống giống như thời xưa văn hoá kim chi Hàn Quốc. Nhưng với thời buổi hiện nay người ta không còn dùng chum vại để ủ như lúc xưa.

Vì chủ yếu ngày nay người ta thường sống trên chung cư nên người ta sẽ để vào các thùng để cất trong nhà và có riêng tủ lạnh chuyên dụng để bảo quản kim chi.

Xem thêm: Những điều thú vị về Lễ hội Hanami Nhật Bản

Ý nghĩa của kim chi

văn hóa kim chi

Di sản văn hoá

Kim chi là món ăn được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại vào tháng 12/ 2013. Vào năm 15/11/2017 kim chi được công nhận là Tài sản văn hoá phi vật thể của quốc gia.

Văn hoá kim chi Hàn Quốc món ăn kim chi là món ăn quan trọng trong đời sống của người Hàn Quốc. chính vì vậy đây là yếu tố quan trọng khi kim chi trở thành di sản văn hoá. Không chỉ là món ăn thường ngày mà còn là các món ăn mang lối sống của người Hàn.

Việc chia sẻ thể hiện tinh thần đoàn kết thông qua việc muối kim chi qua nhiều thế hệ điều này càng góp phần giữ cũng phong tục và di sản văn hoá.

Kết nối gia đình và tinh thần tập thể

Văn hoá kim chi Hàn Quốc thể hiện tinh thần to lớn trong đời sống của người dân Hàn Quốc. Kim chi là cầu nối để gắn kết tình cảm gia đình hoặc đối với làng xóm. Vì kim chi không làm một mình đơn lẻ làm cùng nhau, cùng với gia đình, cùng với làng xóm.

Thông điệp truyền đạt cuộc sống

Chính nhờ văn hoá kim chi Hàn Quốc mà ta có thể hiểu về đời sống tại đây nhiều hơn. Trải qua một mùa đông khắc nghiệt phải trữ kim chi để sử dụng. Vì vào mùa đông khó có thể trồng trọt rau củ nên việc bảo quản thực phẩm trữ qua mùa đông là một điều cần thiết.

Kim chi là món ăn mà hầu như nhà nào cũng có, dù là người nghèo hay người giàu thì người nào cũng sử dụng và bình đẳng như nhau. Kim chi dù kết hợp với món ăn nào thì hương vị đều thơm ngon và hương vị đều biến đổi khác nhau tùy theo cách chế biến.

Đừng bỏ lỡ:

Lời kết

Với mong muốn cung cấp thông tin về văn hoá kim chi Hàn Quốc đến mọi người. Hy vọng với bài viết này Giải pháp du học có thể giúp bạn biết thêm về nên văn hoá lâu đời không thể thiếu đối với người dân Hàn Quốc.

Theo dõi Giải Pháp Du Học để cập nhật thêm nhiều thông tin về nét văn hoá các nước tại https://giaiphapduhoc.com/net-van-hoa/

Liên hệ Gate Future

  • Hotline: 0368 848 339 – 0869 098 339
  • Địa chỉ:
    • Trụ sở chính: 233 Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
    • TP. Thủ Đức: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Tây Ninh: Số 35 ấp Long Mỹ, phường Long Thành Bắc, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
    • Đồng Tháp: 19, Đặng Văn Bình, P. 1, Thành phố Cao Lãnh, T. Đồng Tháp.
  • Website: https://gf.edu.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *