Giống với Việt Nam người dân Nhật Bản cũng đều dùng đũa khi thưởng thức đồ ăn. Tuy nhiên không phải quy tắc cầm đũa nào cũng có thể áp dụng ở Nhật. Nếu không tìm hiểu kỹ các quy tắc cầm đũa của người Nhật bạn có thể gây ra những hành động chạm đến điều cấm kỵ. Để tránh những hiểu lầm không đáng có do khác biệt văn hoá Giải Pháp Du Học sẽ mang đến những kiến thức cần thiết về văn hóa dùng đũa người Nhật qua bài chia sẻ dưới đây.
Nguồn gốc của văn hóa dùng đũa người Nhật
Đũa được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ thời Nara, lúc đầu đũa thể hiện sự phân biệt đẳng cấp rõ rệt với tầng lớp quý tộc, vua chúa, quan lại với dân thường.Người ta chỉ ra rằng, trước đó, người Nhật chỉ ăn bằng tay và khi đũa được du nhập vào Nhật Bản, chỉ tầng lớp quý tộc mới sử dụng nhưng cũng chỉ trong những dịp đặc biệt.
Từ năm 1185 trở đi văn hóa dùng đũa người Nhật trở thành vật dụng phổ biến hơn. Ban đầu, đũa Nhật được coi là vật linh thiêng nhưng ngày càng trở nên phổ biến hơn đũa đã trở thành thứ không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
Hình dạng đũa người Nhật
Khác với Việt Nam đũa của người Nhật thường có độ dài khiêm tốn và đầu đũa được vót khá nhọn. Vì người Nhật thường ăn các món như hải sản, cá, cơm nắm,… đây là các món ăn khá mềm và dễ bị nát. Việc đầu đũa được vót nhỏ sẽ giúp việc gắp thức ăn tiện hơn.
Tại Nhật kích thước từng đôi đũa đều được quy định sao cho phù hợp với bàn tay người dùng nhất.Vì người Nhật cho rằng đôi đũa có kích thước dài quá sẽ khó điều khiển, khiến cho bữa ăn trở nên kém ngon.
Cách dùng đũa trong văn hóa dùng đũa người Nhật
- Khi bạn lấy đũa nên lấy đũa bằng tay phải và nhận đũa bằng tay trái. Hãy luôn luôn dùng cả hai tay khi nhận đũa từ người khác hoặc khi mới cầm đũa lên để bắt đầu bữa ăn.
- Trong văn hóa dùng đũa người Nhật cách dùng đúng là bạn phải cầm bằng cả bốn ngón tay dùng ngón trỏ và ngón giữa giữ một chiếc và dùng ngón cái để điều khiển khi gắp, chiếc còn lại thì đặt nhẹ lên trên ngón áp út. Phần cầm đũa cách đầu gặp 2/3 chiều dài đũa. Lưu ý phải luôn giữ cho chiếc đũa thứ hai không xê dịch trên ngón áp út.
- Sử dụng gác đũa khi không sử dụng đũa của mình vì trong văn hóa dùng đũa người Nhật đặc biệt kiêng kỵ việc đặt đũa thẳng đứng trên bát cơm vì nó giống như một nghi lễ trong đám tang ở Nhật Bản.
Những điều cấm kỵ trong văn hóa dùng đũa người Nhật
-
Cắm đũa thẳng trong chén cơm
Hành động này được xem là nghi lễ thờ cúng người đã mất. Đặt đũa thẳng đứng trong bát điều này được cho là sẽ mang lại xui xẻo.
-
Không gắp ngay lập tức những món chung
Bạn nên lấy thức ăn từ những món đã được chia ra và đặt chúng vào bát hoặc dĩa của bạn trước khi ăn. Điều này thể hiện sự lịch sự và tôn trọng mọi người trong bàn ăn.
-
Không bới móc thức ăn
Không bao giờ được bới móc thức ăn để lấy phần ngon cho mình việc đó sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh món ăn và khiến người ăn đối diện cảm thấy khó chịu.
-
Không gõ đũa trên bàn ăn
Đừng bao giờ dùng đũa gõ gõ vào bát ăn vì việc này được coi là vô cùng thất lễ trong văn hóa dùng đũa người Nhật.
-
Không liếm đũa
Hành động này bị đánh giá là mất vệ sinh ở Nhật nên bạn không nên làm trong bữa ăn.
-
Không được vừa cầm đũa vừa kéo chén hoặc múc canh:
Hãy đặt đũa lên miếng gác rồi múc canh hoặc lấy chén nước chấm việc vừa cầm đũa vừa kéo chén hoặc múc canh có thể khiến đầu đũa vô tình chạm vào người khác.
-
Đừng bắt chéo đôi đũa của mình khi không còn dùng chúng
Việc bắt chéo đôi đũa là một hình ảnh không tốt, gợi nhớ đến các dịp tang lễ. Hãy luôn nhớ đặt đôi đũa của bạn song song khi không dùng tới.
-
Nói chuyện bằng đũa
Nếu trong lúc nói chuyện trên bàn, bạn muốn diễn tả câu chuyện bằng hành động hãy bỏ ngay đũa xuống. Việc vẫy đũa trong không khí và dùng chúng để chỉ vào ai đó hoặc thứ gì đó là hành động vô cùng thô lỗ trong văn hóa Nhật Bản.
Xem thêm:
- Top 5 những loài hoa đẹp ở Nhật Bản khiến ai cũng mê mẫn
- Mùa thu ở nước Nhật có gì thú vị và ấn tượng?
- Mùa đông ở Nhật đi đâu? Chơi gì?
Lời kết
Trên đây những chia sẻ của Giải Pháp Du Học về văn hóa dùng đũa người Nhật. Đối với các bạn học sinh, sinh viên, du học sinh đã quen với văn hóa dùng đũa trong nước nếu không tìm hiểu kỹ và lưu ý thì có khả năng bạn sẽ làm phật lòng người Nhật trong bữa ăn. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên các bạn có thể dễ dàng hòa nhập vào môi sống mới một cách dễ dàng. Nếu còn nhiều vấn đề thắc mắc về vấn đề du học Nhật Bản, hãy liên hệ Giải Pháp Du Học, chúng tôi sẽ giúp bạn những vấn đề bạn còn thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Theo dõi website và cập nhật thêm nhiều kiến thức văn hoá khác tại https://giaiphapduhoc.com/net-van-hoa/