Như các đã biết Nhật Bản là đất vô cùng quan trọng việc lễ nghi. Đặc biệt nét văn hoá được người Nhật chú trọng nhất phải kể đến là văn hoá chào hỏi của người Nhật. Vì vậy đối với những bạn học sinh, sinh viên có dự định qua Nhật du học phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng văn hóa chào hỏi của Nhật Bản để tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có vì khác biệt văn hoá. Bài viết tổng hợp về văn hoá chào hỏi của người Nhật dưới đây của Giải Pháp Du Học mong rằng có thể cung cấp cho các bạn kiến thức đáng chú ý khi quyết định đi du học.
Cách thức cúi chào văn hóa chào hỏi của người Nhật
Cách thức cúi chào được xem là điều quan trọng nhất trong giao tiếp trong văn hóa chào hỏi của người Nhật. Cách chào hỏi được thực hiện trong tư thế lưng thẳng nghiêm túc. Đối với nam giới tay phải đặt dọc theo thân người. Khác với nam giới, nữ thì đặt hai tay ở vạt áo trước mắt luôn hướng về phía dưới trong khi cúi đầu. Cúi đầu càng thấp và càng lâu càng thể hiện được sự tôn trọng bản thân đối với người được chào.
Các kiểu cúi chào trong văn hóa chào hỏi của người Nhật.
-
Kiểu Eshaku – khẽ cúi chào
ESHAKU- khẽ cúi chào là kiểu chào hỏi đối với những người ở cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội. Kiểu chào này thế hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Kiểu chào hỏi này thực hiện bằng cách thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông.
-
Kiểu Keirei- kiểu cúi chào bình thường
Kiểu Keirei này là kiểu cúi chào thường được dùng để chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn hoặc khi giao tiếp với người đồng trang lứa đối với những người trên có thể khẽ cúi chào thay cho việc hành lễ trịnh trọng. Cách chào là thân người chỉ hơi cúi 15 độ trong một vài giây, hai tay để bên hông. Kiểu chào rất phổ biến nhất trong Văn hoá chào hỏi của người Nhật
-
Kiểu Saikeirei- cúi chào trang trọng nhất
Kiểu saikeirei là kiểu cúi chào trang trọng nhất trong văn hoá chào hỏi của người Nhật. Kiểu chào này thể hiện sự kính trọng sâu sắc của người chào. Kiểu saikeirei này thường được người Nhật dùng khi đi lễ chùa, trước Thiên hoàng, trước quốc kỳ… Người chào phải cúi xuống từ từ và cúi rất thấp khoảng 45 độ, giữ tư thế trong khoảng vài giây hoặc lâu hơn nữa nhằm biểu thị sự kính trọng sâu sắc của mình.
Những lưu ý trong văn hoá chào hỏi của người Nhật
-
Giao tiếp bằng mắt với người được chào
Trong văn hoá chào hỏi của người Nhật họ thường tối kỵ nhìn vào mắt đối phương, trong văn hóa Nhật Bản điều này thể hiện sự mất kịch sự, không tôn trọng đối phương.
-
Không nói quá nhiều khi người khác đang giao tiếp
Người Nhật thường lắng nghe nhiều hơn trong các cuộc hội thoại, họ không nói quá nhiều. Vậy nên khi giao tiếp với nhường Nhật bạn chỉ nên nói những điều thực sự cần thiết.
-
Nói giảm nói tránh những vấn đề nhạy cảm trong khi giao tiếp
Vì người Nhật có lòng tự tôn rất cao nếu không cẩn thận trong giao tiếp bạn có thể khiến đối phương cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng và bị xem thường.
-
Cách vẫy tay trong văn hoá chào hỏi của người Nhật
Trong văn hoá chào hỏi của người Nhật khi bạn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, bạn nên để bàn tay thẳng, các đốt ngón tay chạm nhau. Nếu không bạn sẽ bị xem là vô lễ, mất lịch sự không tôn trọng với đối phương.
-
Biếu quà trong văn hoá chào hỏi của người Nhật
Khi mới chuyển đến sinh sống ở khu vực mới người Nhật thường chuẩn bị món quà nhỏ như cafe, trà, bột giặt, bánh quy… biếu tặng các hàng xóm khu xung quanh xem như một cách chào hỏi làm quen.
Trang phục trong Văn hoá chào hỏi của người Nhật
Trang phục trong văn hoá chào hỏi của người Nhật được coi là yếu tố vô cùng quan trọng. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật sẽ đưa ra những lựa chọn trang phục khác nhau sao cho phù hợp và đề cao sự lịch sự, kín đáo và tinh tế. Trang phục đặc biệt phải sạch sẽ và không được nhàu nát.
-
Tại nơi làm việc
Người Nhật luôn mặc những bộ quần áo thể hiện sự lịch sự, kín đáo và được chỉn chu trong từng chi tiết tại công ty, văn phòng hoặc lúc đi gặp đối tác quan trọng.
-
Bữa tiệc xã giao
Nam giới thường mặc những bộ vest đen đi kèm với cravat tinh tế, nữ giới thường mặc váy hoặc quần Tây kèm áo sơ mi kín đáo.
Xem thêm:
- Phong tục Tết Nguyên Tiêu ở Đài Loan có gì đặc sắc thu hút hàng triệu người dân?
- Khám phá phong tục cưới hỏi của người Đài Loan, có gì đặc biệt?
- Văn hoá trà đạo Nhật Bản – Nét văn hoá đặc sắc xứ sở hoa anh đào
Lời kết
Cách chào hỏi đúng cách sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt và dễ dàng hòa nhập với những người xung quanh khi bạn quyết định du học Nhật Bản. Hy vọng với những nội dung về văn hoá chào hỏi của người Nhật mà Giải Pháp Du Học đã cung cấp tại bài viết trên có thể đưa đến cho các bạn những kiến thức hữu ích về Văn hoá chào hỏi của người Nhật giúp bạn có những hiểu biết cần thiết.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Theo dõi website và cập nhật thêm nhiều kiến thức du học khác tại https://giaiphapduhoc.com/net-van-hoa/