Nhắc đến Nhật Bản người ta sẽ nghĩ ngay đến trang phục truyền thống của họ đó là trang phục Kimono Nhật Bản. Trang phục tạo nên nét đẹp, sự tinh tế và độc đáo của nền văn hoá xứ mặt trời mọc này. Hãy cùng Giải pháp du học tìm hiểu về trang phục tạo nên nét đẹp của xứ Phù Tang này nhé!
Lịch sử về trang phục Kimono Nhật Bản
Ban đầu, Kimono là từ tiếng nhật mang ý nghĩa là quần áo. Nhưng về sau này, họ sử dụng từ “Kimono” dành cho trang phục truyền thống và trang phục được ra đời từ thời Heian.
Những bộ trang phục Kimono Nhật Bản vào triều đại Heian có một sự đột phá mới về cách làm Kimono là phương pháp Straight-line-cut còn gọi là cắt đường thẳng. Nó yêu cầu các mảnh vải phải được cắt theo đường thẳng và may chúng lại với nhau để tạo thành một bộ trang phục hoàn chỉnh.
Qua thời gian, trang phục Kimono Nhật Bản trở nên tinh xảo hơn và có nhiều màu sắc khác nhau. Nhiều chất liệu vải để làm nên bộ Kimono hơn giúp chúng phù hợp với thời tiết cũng nhưng phù hợp với địa vị của người mặc chúng.
Vào thời Edo, đất nước nhật bản bị chia cắt hình thành nên các lãnh chúa thống trị các vùng. Các samurai thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa sẽ được mặc các bộ Kimono có màu sắc và kiểu mẫu khác nhau nhầm phân biệt.
Thế kỷ 19, Nhật bản ảnh hưởng nhiều do sự tiếp thu văn hoá nước ngoài. Chính phủ khuyến nghị người dân chấp nhận trang phục mới cũng như tập quán của người phương Tây. Với các giới quý tộc của Nhật họ mặc Kimono vào những dịp quan trọng và Kimono phải được gắn thêm huy hiệu gia tộc nhầm để phân biệt với các gia tộc khác.
Xem thêm:
Các loại trang phục Kimono Nhật Bản
Trang phục Kimono Nhật Bản không chỉ dành riêng cho phụ nữ. trang phụ cần phải được thắt chặt lại để vừa với thân người của người mặc. Trang phục Kimono Nhật Bản chia làm nhiều loại khác nhau:
- Furisode: dành cho các thiếu nữ còn độc thân. Điểm độc đáo là độ dài tay áo, (Furi: vẫy, Sode: tay áo) việc vẫy tay áo giống như là một hình thức bày tỏ tình cảm vậy. Màu sắc của trang phục tươi, nhiều hoa văn trang trí trên vải và nó được dệt thủ công.
- Tomesode: dành cho các người phụ nữ đã có gia đình, đặc trưng màu đen ở thân áo, phần vạc áo dưới với hoa văn đơn giản và màu sắc rất ôn nhu không quá nổi bật. Tomesode đen có phù hiệu gia tộc được dùng trong các sự kiện của gia đình hoặc của gia tộc như là đám cưới, đám tang.
- Homongi: dành cho tất cả đối tượng là phụ nữ. Màu sắc nhã nhặn cùng với một ít hoạ tiết và hoa văn.
- Tsukesage: thường được dùng trong các buổi tiệc, cắm hoa hoặc đám cưới bạn bè. Chúng có hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo, hoạ tiết và hoa văn sáng và nổi rõ.
- Komon: được mặc trong các dịp bình thường, cùng với hoạ tiết nhỏ và nhẹ nhàng.
- Tsumugi: cũng giống Komon nhưng hoạ tiết lại rõ và sáng hơn.
- Yukata: được mặc vào mùa hè, thường làm bằng vải cotton áo tay ngắn. Chúng thường có mặc tại các quán trọ truyền thống của Nhật Bản.
- Shiromuku: là lễ phục trắng của cô dâu mặc trong đám cưới khi được tổ chức tại đền thờ Thần đạo. Kết hợp với chúng là băng vải trắng trên đầu có tên là tsunokakushi.
- Junihitoe: là “mười hai lớp áo” được dành riêng cho phụ nữ hoàng gia hoặc quý tộc Nhật. Trang phục Kimono Nhật Bản này được ra đời vào thời Heian.
Xem thêm:
Thiết kế đặc trưng của trang phục Kimono Nhật Bản
Muốn có được bộ trang phục Kimono đẹp và độc đáo người nghệ nhân phải căng chỉnh và kĩ lưỡng trong từng chi tiết. Từ mọi khâu chọn lựa kỹ càng như vải vóc, màu và hoạ tiết cũng như phụ kiện đi kèm.
Một miếng vải dài 12-13m và rộng 36-40cm được cắt thành 8 mảnh vải (đối với nam là 5 mảnh). Kimono được cắt thành mảnh như vậy cũng sẽ tiện cho việc thay thế hoặc sửa chữa được dễ dàng hơn.
Để cho bộ trang phục Kimono Nhật Bản đúng và đủ, ta không thể thiếu những chi tiết:
- Kimono: là trang phục chính, sử dụng nhiều chất liệu và cách may khác nhau.
- Nagoya Obi: một chiếc thắt lưng tạo điểm nhấn và được thắt theo nhiều kiểu khác nhau.
- Juban: là loại áo lót chỉ được sử dụng riêng dành cho Kimono.
- Koshi-himo: đây là chiếc khăn buộc ở thắt lưng giúp bộ đồ áp sát vào cơ thể cũng như cố định Kimono.
- Datejime: cũng là chiếc thắt lưng nhưng giúp cố định lại obi.
- Tabi: loại tất đặc biệt để đi chung với guốc gỗ truyền thống của người nhật.
- Geta, Zori: là loại sandal hoặc dép có thể là gỗ hoặc vải để mặc chung với Kimono.
Chi phí cho một bộ trang phục Kimono Nhật Bản là bao nhiêu?
Một bộ trang phục Kimono Nhật Bản của người phụ nữ có thể vượt qua con số và nghìn hoặc vài chục nghìn USD. Lý do là do chất liệu và tay nghề của nghệ nhân làm ra trang phục.
Bộ trang phục Kimono Nhật Bản hoàn hảo sẽ bao gồm Kimono, Obi (thắt lưng), Koshi-himo (thắt lưng cố định), Datejime (tất), Geta (guốc gỗ) và các phụ kiện kèm theo thêm có thể vượt con số 20.000 USD. Chỉ với mỗi chiếc obi giá thành có thể lên đến 3000-6000 USD.
Một số người cũng tận dụng cán bộ Kimono cũ hoặc dùng vải có chất lượng thấp hơn một chút thì giá thành sẽ giảm. Nên các loại Kimono này có giá thành ít tốn kém hơn.
Các Obi cũng như vậy, nó được may với những hoạ tiết đơn giản và dùng loại vải không quá đắt thì đâu đó có thể rơi vào khoảng 100-350 USD.
Có thể bạn quan tâm:
Lời kết
Trang phục Kimono Nhật Bản là một trong những trang phục đắt đỏ tại Nhật. Tuy là vậy nhưng nó thể hiện một sự trang trọng, tinh tế và thể hiện sự tỉ mỉ trong từng đường may. Giải pháp du học xin cám ơn và hy vọng rằng bài viết này hữu ích và mang lại nhiều giá trị kiến thức cho các bạn đọc.