Nét Văn Hóa

Lễ Hội Mừng Năm Mới Oshougatsu Mang 2 Nét Văn Hóa Nổi Bật Nhất

Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu chắc chắn không còn xa lại gì đối với nhiều tín đồ yêu thích xứ sở hoa anh đào. Năm mới của Nhật Bản (Oshogatsu) là một trong những lễ hội hàng năm quan trọng nhất. Đây chính là phong tục độc đáo riêng và đã được tổ chức trong nhiều thế kỷ. Người dân thường chuẩn bị khá kỹ càng cho dịp lễ này. Hãy cùng Giải pháp du học toàn diện khám phá những nét nổi bật của lễ hội này nhé. 

Lễ hội Oshougatsu là gì?

Tết truyền thống Nhật Bản (正月, Oshogatsu) là một trong những lễ hội quan trọng hàng năm mang nhiều phong tục riêng. Năm mới chính thức của Nhật Bản được tổ chức theo lịch Gregory, vào ngày 1 tháng 1 hàng năm kể từ năm 1873. Đây được xem như là ngày đầu năm mới (元日, Ganjitsu). Oshougatsu cũng được tổ chức trùng với lễ mừng năm mới của Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam theo âm lịch.

le hoi mung nam moi Oshougatsu
Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu

“Oshougatsu” còn mang nghĩa là “Chính Nguyệt”. Tết truyền thống trong tiếng Nhật “Oshougatsu” khởi lên từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama. Đây là vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và ấm no. Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu vẫn luôn giữ gìn được những sắc thái văn hóa đặc trưng của phương Đông.

Những hoạt động trong ngày lễ truyền thống Oshougatsu

Ăn bánh Ozoni vào ngày mùng 1

Ăn bánh Ozoni vào ngày mùng 1 trong dịp tết truyền thống bắt nguồn từ trong truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản. Theo truyền thuyết kể lại, vị thần Toshidon đã xuất hiện vào ngày mùng 1 Tết. Vị thần này ban tặng cho các bé ngoan và vâng lời loại bánh dầy Ozoni. Cũng từ đó, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 Tết để cầu mong được hưởng nhiều món quà của các vị thần và mang lại may mắn.

le hoi mung nam moi Oshougatsu
Phong tục ăn bánh Ozoni

Các trò chơi dân gian Nhật Bản dịp Oshougatsu

Cũng giống như những quốc gia Đông Á khác, Nhật Bản cũng tổ chức những trò chơi dân gian nhân dịp này. Trò thả diều Takoage là một trong những hoạt động thường niên nhân dịp lễ hội mừng năm mới Oshougatsu. Trò chơi này hầu như khá phổ biến vào dịp năm mới. Tất cả các loại diều được trang trí với những hình ảnh bắt mắt được thả khắp đời xứ hoa anh đào.

le hoi mung nam moi Oshougatsu
Thả diều Takoage

Ngoài ra đánh cầu lông Hanetsuki cũng là một trong những trò chơi dân gian được tổ chức trong dịp lễ truyền thống này. Hanetsuki là trò chơi di chuyển banh gỗ bằng cách dùng gậy đã được trang trí bằng các loại chỉ màu cho vào phía đối phương. Hanetsuki ngoài nét dân gian của Nhật Bản còn có ý nghĩa mang lại may mắn, sức khoẻ và sự trưởng thành cho các bé gái. 

Chơi quay Komamawashi là hoạt động thu hút được rất nhiều người tham gia và hưởng ứng. Trò Komamawashi bắt nguồn từ Trung Quốc, là một nghi lễ dự đoán vận may của tầng lớp hoàng gia. Giờ đây nó đã phổ biến ở tầng lớp bình dân và trở thành một trò chơi truyền thống trong dịp lễ mừng năm mới truyền thống Nhật Bản. 

Xem thêm: Tham khảo thông tin chi tiết về trang phục truyền thống Đài Loan

Đi chùa đầu năm mới

Vào dịp đầu năm mới, người Nhật có phong tục chùa đầu năm để cầu mong một năm mới khởi sắc và tốt lành. Trong tiếng Nhật, phong tục này được gọi là “hatsumode”. Người dân thường đi lễ chùa vào những ngày đầu năm hoặc bất cứ ngày nào trong tháng Giêng. Họ thường xin lộc, rút quẻ và lấy đó để chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm.

le hoi mung nam moi Oshougatsu
Phong tục đi chùa-hatsumode

Lì xì may mắn

Lì xì may mắn hay còn gọi là Otoshidama là một phong tục không thể thiếu trong dịp lễ hội mừng năm mới Oshougatsu. Người ta tin rằng nguồn gốc của otoshidama nằm trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Lì được trao cho trẻ em xem như là một món quà cho các toshigami 年神, một vị thần Shinto của năm mới. 

Cũng giống như ở Việt Nam, trẻ em Nhật Bản cũng được nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà và người thân nhân dịp năm mới đến. Otoshidama được người lớn tặng cho trẻ con với hi vọng đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong năm tới. 

le hoi mung nam moi Oshougatsu
Lì xì may mắn – Otoshidama

Người lớn sẽ bỏ tiền vào trong các phong bì pochi-bukuro ポチ袋 để lì xì các bé.  Phong bì có thiết kế đa dạng từ đơn giản đến dễ thương và vui nhộn. Hình con vật hoàng đạo của năm (12 con giáp), hoặc các biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản, như maneki neko hoặc daruma là những loại đặc trưng nhất. 

Món ăn truyền thống vào dịp lễ hội mừng năm mới Oshougatsu

Ozoni

Như đã đề cập trước đó, món ăn này rất phổ biến và được xem là phong tục trong ngày tết truyền thống Nhật Bản. Đây là món bánh dày được nấu chung với thịt gà, rau củ và nước dùng dashi. Nhân bánh  Ozoni được làm theo sở thích từng gia đình như thịt, cá, nấm, bí đỏ, sò… Tùy theo từng vùng sẽ có những hình dáng bánh Ozoni khác nhau.

le hoi mung nam moi Oshougatsu
Món ăn truyền thống – Ozoni

Osechi

Osechi (お節料理) là bữa ăn mừng Tết truyền thống Nhật Bản như một điều tốt lành cho đầu năm. Osechi có ý nghĩa là “ hạnh phúc chất chồng hạnh phúc” . Cũng vì lý do đó nên món ăn này được đặt vào các khay chồng lên nhau. Osechi được đựng trong những chiếc hộp jūbako (重箱) rất đặc biệt. Đây là dạng hộp tương tự như các hộp bento, các hộp jūbako thường được xếp gọn lại trước và sau khi dùng. 

le hoi mung nam moi Oshougatsu
Món ăn truyền thống – Osechi

Toshikoshi Soba

Toshikoshi Soba được biết đến là món mì trường thọ. Món ăn này phổ biến trong ngày lễ hội mừng năm mới Oshougatsu xứ hoa Anh Đào. Phong tục Nhật Bản cho rằng con người sẽ sống lâu, trường thọ như những sợi mì dai. 

le hoi mung nam moi Oshougatsu
Món ăn truyền thống – Toshikoshi Soba

Mochi

Mochi là một loại bánh dày đầy đặn nhân ngọt. Đây là món bánh truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo. Mochi là là chiếc bánh không thể thiếu vắng của người Nhật khi đón năm mới. Chúng đại diện cho những gì vẹn tròn nhất để dâng lên Thần linh. Ngày thưởng thức bánh dày Mochi thường được gọi là Kagamibiraki. Người dân sẽ thưởng thức chúng sau khi đã cúng bái xong vì muốn thể hiện sự tôn trọng thần linh. 

le hoi mung nam moi Oshougatsu
Món ăn truyền thống – Mochi

Người Nhật vẫn rất luôn chú trọng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của riêng mình. Điều này được thể hiện qua những phong tục và nghi thức độc đáo trong ngày lễ hội mừng năm mới Oshougatsu. Hy vọng bài viết mà Giải pháp du học toàn diện chia sẻ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích về đất nước Nhật Bản. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *