Hàn quốc nổi danh là một đất nước với nền văn hóa truyền thống lâu đời đặc sắc. Bên cạnh các món ăn trứ danh thì văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc cũng là một nét văn hóa độc đáo mà người dân nơi đây rất tự hào.Đây là một nét văn hóa đặc sắc được người dân Hàn Quốc gìn giữ từ thời xa xưa. Hãy cùng Giải Pháp Du Học tìm hiểu về văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc trong bài viết sau.
Văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc là gì?
Nếu là một người học và biết tiếng Hàn chắc hẳn ngay lập tức bạn có thể nhìn ra, Talchum (탈춤) là sự kết hợp của từ ‘Tal’ (탈) nghĩa của nó là mặt nạ và ‘chum’ (춤) có nghĩa là nhảy múa. Từ ‘Talchum’ trong tiếng Hàn mang ý nghĩa là hình thức nghệ thuật đeo mặt nạ và nhảy múa. Chúng ta cũng có thể hiểu ngắn gọn ý nghĩa của cụm từ này là ‘múa mặt nạ’.
Văn hóa múa mặt nạ Hàn Quốc đã xuất hiện từ thời Tam Quốc, nhưng mãi tới thời Joseon nó mới được lưu hành rộng rãi. Hiện nay, đây được xem là một nét văn hóa dân gian lâu đời và được các nghệ nhân biểu diễn ở nhiều nơi trên khắp đất nước Hàn Quốc.
Thời xưa, múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc là một hình thức nghệ thuật mua vui của dân gian. Nó thường được trình diễn trong những ngày lễ hội như tết Nguyên Đán, tết Trung Thu, tết Đoan Ngọ, ngày lễ Phật Đản,… Múa Talchum ẩn chứa đằng sau rất nhiều tâm tư nguyện vọng của người dân muốn gửi gắm.
Xem thêm: Sushi Nhật Bản – Món ăn truyền thống Nhật Bản được yêu thích
Ý nghĩa của văn hóa múa mặt nạ Talchum
Văn hoă múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc là sự thể hiện nỗi căm giận của các tầng lớp hạ lưu trong thời đại phong kiến đối với tầng lớp quý tộc thời xưa. Nhiều vấn đề được đề cập đa dạng như: lên án sự nhu nhược của phái yếu, phê phán cái xấu xa của xã hội, chế giễu thói đạo đức giả của giới quý tộc, chỉ trích những nhà sư phạm giới,… Trong số đó, vấn đề về vợ và thê thiếp luôn được người xem nhiệt tình ủng hộ.
Sau một thời gian phát triển rộng rãi được hưởng ứng mạnh nhất, gọi là thời kỳ hoàng kim, văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc đã bị gián đoạn một thời gian cho đến khi được khôi phục lại vào khoảng vài thập niên trở lại đây.
Hiện nay, múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc đã được xếp vào danh sách những nghệ thuật đại chúng đang diễn ra hàng ngày ở Hàn Quốc. Các chương trình múa mặt nạ Talchum được thành lập dành cho những ai yêu thích mặt nạ truyền thống và nghệ thuật múa mặt nạ. Những người yêu thích bộ môn này có thể trực tiếp tham gia làm mặt nạ và tìm hiểu về nghệ thuật múa mặt nạ.
Văn hóa múa Talchum phát triển như thế nào?
Múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc ở thời kỳ Tam Quốc là một nghi lễ đơn giản để giao tiếp với thần linh. Người Hàn Quốc xưa tin rằng, mặt nạ phản ánh hình ảnh của các vị thần và người đeo mặt nạ mang sức mạnh của thần.
Họ sẽ truyền tải những tâm tư của người dân đến thần linh và ngược lại. Văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc thời ấy như một hình thức giao lưu vui vẻ giữa thần linh và người trần.
Sau đó đến thời Joseon, văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nó được sử dụng theo một hình thức khác. Không còn mang khái niệm về thần linh. Dưới thời Joseon, múa mặt nạ Talchum là một hình thức thể hiện sự giận dữ, nỗi bất công của dân thường với các quý tộc, quan lại thời phong kiến.
Khi biểu diễn múa mặt nạ Talchum, người dân tụ tập xung quanh nghệ nhân biểu diễn, sau đó vừa xem vừa reo hò cổ vũ. Theo tập hình thức biểu diễn của thời Joseon, người biểu diễn sẽ đeo mặt nạ, hóa thân thành một nhân vật bất kỳ, sau đó nói ra bức xúc, những điều bất bình mà hàng ngày phải chịu đựng.
Kể từ thời Joseon đến nay, các vấn đề được đề cập đến trong văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc cũng ngày một đa dạng. Các chủ đề như phê phán các tệ nạn trong xã hội, châm biếm đạo đức giả của tầng lớp quý tộc, phê phán thầy tu phá giới, đồng cảm với cuộc sống của bình dân,… Đặc biệt chủ đề vợ cả vợ bé luôn mang lại nhiều tiếng cười cho mọi người.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn quốc được phổ biến hóa, nó bắt đầu trở nên phổ biến tại các trường đại học. Ngày nay, nó đã trở thành một trò chơi dân gian được giới trẻ hưởng ứng. Không khó để bắt gặp nhiều nơi dạy và tổ chức biểu diễn múa mặt nạ Talchum ở Hàn Quốc.
Xem thêm: Trang phục Kimono Nhật Bản – Nét đẹp truyền thống của người Nhật
Các loại hình múa mặt nạ Talchum
Tại Hàn Quốc, mỗi vùng miền khác nhau điệu múa Talchum lại có những nét đặc trưng riêng và mang đến cho khán giả những cảm nhận khác nhau. Đối với làng HaHoe, múa mặt nạ lâu nay gắn liền với nghi lễ shaman. Thông qua điệu múa mặt nạ, niềm tin về cuộc sống an bình, hạnh phúc sẽ được gửi gắm và ban phát đến dân làng trong các buổi lễ.
Còn đối với điệu múa mặt nạ Okwangdae và Yayu sẽ được biểu diễn với ý nghĩa giải trí, nó sẽ thể hiện tình yêu với quê hương đất nước của các nghệ nhân biểu diễn. Đối với những nơi khác, văn hóa múa mặt nạ Hàn Quốc lại mang những bộ quần áo màu sắc hoa văn khác nhau. Điều này thể hiện sự đa dạng của văn hóa múa Talchum.
Với sự phát triển hiện đại ngày nay, văn hóa múa Talchum Hàn Quốc đã được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Nó không chỉ được người dân tại xứ sở kim chi lưu giữ và thực hiện mà ngay cả người dân trên thế giới cũng tiếp cận và làm theo. Nhiều du khách nước ngoài khi thăm quan và tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc thường tìm để thưởng thức Talchum .Bởi vậy văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc ngày càng được biểu diễn phổ biến hơn.
Xem thêm: Những điều thú vị trong văn hoá giao tiếp của người Anh
Lời Kết
Văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc là một nét văn hóa đáng quý được người dân Hàn Quốc giữ gìn. Xã hội hiện đại ngày một phát triển nhưng nơi đây vẫn giữ được những giá trị truyền thống đặc trưng đáng quý của đất nước. Nếu có dịp ghé thăm Hàn Quốc, bạn đừng quên xem thử một buổi biểu diễn múa mặt nạ Talchum để cảm nhận hết nét đẹp và ý nghĩa của điệu múa này.
Liên hệ Gate Future
- Hotline: 0368 848 339 – 0869 098 339
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: 233 Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- TP. Thủ Đức: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tây Ninh: Số 35 ấp Long Mỹ, phường Long Thành Bắc, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
- Đồng Tháp: 19, Đặng Văn Bình, P. 1, Thành phố Cao Lãnh, T. Đồng Tháp.
- Website: https://gf.edu.vn/